Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Học gì?(Trương Đình Anh_Tổng giám đốc FPT)

Thứ bảy, ngày 03 tháng năm năm 2008


Học gì?



Sau khi viết entry Hội nhập và "hòa tan", nhiều bạn đã comment về dạy tiếng Anh, tiếng Nhật và đào tạo các kỹ năng trong doanh nghiệp.
Tôi thấy chủ đề này rất hay và muốn chia sẻ ý tưởng.
Quan điểm cá nhân của tôi, doanh nghiệp không phải là trường học để dạy những kiến thức chung chung cho nhân viên. Dạy những kiến thức phông nền (background knowledges) là trách nhiệm của nhà trường.

Doanh nghiệp chỉ đào tạo cho nhân viên những kỹ năng gì mà đã, đang và sẽ mang lại ích lợi lớn hơn cho doanh nghiệp. Trong tiếng Anh, người ta phân biệt là từ "education" - dạy kiến thức chung do trường lớp tiến hành và "training" - dạy kỹ năng có thể do doanh nghiệp tiến hành.
Trong thế giới toàn cầu hóa, ngoại ngữ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoại ngữ đem lại sự tiếp cận thông tin, kiến thức nhanh nhất và mang lại cơ hội làm ăn nhiều nhất. Ngoại ngữ không chỉ cần cho những dịch vụ cao siêu như xuất khẩu phần mềm mà cần cho cả những công việc giản đơn như xuất khẩu người giúp việc.
Một công ty sở hữu những kỹ sư phần mềm nói thạo tiếng Nhật có thể lập tức nâng giá xuất khẩu man/month từ 1,000 - 1,500 USD lên 2,000 - 2,500 USD. Chưa kể khi thông thạo ngôn ngữ của khách hàng, chúng ta hiểu rõ hơn họ muốn gì thì chắc chăn sản phẩm mà chúng ta làm ra sẽ đáp ứng khách hàng tốt hơn, ít phải sửa chữa và tiết kiệm được nhiều các phí tổn "overhead".
Một cô gái đi làm người giúp việc ở các nước trong khu vực chắc chắn sẽ được trả lương cao gấp đôi nếu nói thạo tiếng Anh hoặc tiếng Hoa và sẽ còn nhận được nhiều lợi ích hơn nữa nếu nấu ăn ngon, nếu biết sử dụng các tiện ích trong nhà và làm việc một cách sạch sẽ.
Cách đây ít lâu, anh bạn tôi tình cờ gặp một nhóm các cô gái đi làm người giúp việc về phép, đang chờ nối chuyến ở sân bay Hồng Kông, các cô khoe là được chủ nhà quý lắm vì các cô nấu ăn ngon hơn các đồng nghiệp đến từ Philippine và sạch sẽ các đồng nghiệp đến từ Ấn Độ. Các cô chắc sẽ còn được chủ nhà biệt đãi hơn nhiều nếu nói sõi tiếng Anh như các đồng nghiệp kia.
Do đó, nếu đặt vấn đề một cách cởi mở là nền giáo dục làm sao phải cho đầu ra là những công dân có thể tham dự một cách toàn diện vào thế giới toàn cầu hóa thì sẽ thấy ngành giáo dục Việt Nam đang đi là lạc lối.
Nhìn vào lịch sử, cách đây gần hai trăm năm, chế độ thi cử và quan trường hủ lậu của Nhà Nguyễn với những ông vua suốt ngày thơ phú đối ẩm như vua Tự Đức, với những lớp sỹ phu suốt ngày dài lưng tốn vải trau văn dồi sử đã dẫn đến nước nhà lạc hậu rồi mất nước.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Im lặng đáng sợ

Im lặng đáng sợ 



Thứ năm, 01 Tháng 9 2011 10:23 (Bài viết của Nguyễn Văn Tuấn từ Blog NguyenVanTuan.net)
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjo6UcnoNXQJBOL-n_wfL29bXPx4Gb4HqdEdF9rvTL7cx7fecxtolpbIubocboaW5Ol5mkq7ESiICi12OuYpz7ZY0XMSUDpj8qciMYXWFv5Lc84zF4hh-AsOx63f8LvM1TSD0CMqxwxjr9p/s1600/question-mark.jpgMột trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …
Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.
Hình như các quan chức trong các cơ quan công quyền có văn hóa im lặng. Các nhân sĩ gửi thư đề nghị giải thích về tuyên bố của Trung Quốc liên quan đến chuyến đi của đặc phái viên Hồ Xuân Sơn. Đáp lại sự quan tâm đó là một sự im lặng dài từ Bộ Ngoại giao. Rồi đến phần lớn các kiến nghị của nhân sĩ cũng rơi vào … không khí. Thư từ thắc mắc của người dân cũng thế: rơi vào im lặng. Có lần nói chuyện với một cựu đại biểu Quốc hội, chị gọi đó là “im lặng đáng sợ”. Đáng sợ hay không thì tôi không rõ, nhưng thái độ đó chẳng những khó hiểu mà có khi còn gây tác hại.
Tác hại thì đã xảy ra. Chúng ta còn nhớ câu chuyện Vietnam Airlines (VNA) thua kiện chỉ vì sự im lặng. Khoảng 5 năm (?) trước, tòa án Ý buộc VNA phải bồi thường cho luật sư Maurizio Liberati gần 5 tỉ lia và đồng thời thanh toán chi phí luật sư gần 60 triệu lia. Sự việc xảy ra chỉ vì VNA khinh thường tòa án, không cử người tham dự phiên tòa. VNA làm ngơ án lệnh. Sự việc dẫn đến tòa án Paris ra lệnh phong tỏa tài khoản VNA. Chẳng biết kết cục câu chuyện ra sao, nhưng đó là một bài học đắt giá cho sự xem thường luật pháp quốc tế.
Hôm qua, đọc được một tin đáng chú ý khác về tai hại nghiêm trọng của văn hóa “im lặng đáng sợ”. Tác giả Nguyễn Duy An (làm việc tại tạp chí National Geographic của Mĩ) thuật lại câu chuyện đằng sau vấn đề bản đồ Hoàng Sa làm tốn nhiều giấy mực và công sức của người Việt vào năm ngoái như sau:
"Để chuẩn bị cho mình một ít kiến thức căn bản về việc làm bản đồ ở National Geographic, tôi liên lạc với một trong những nhân viên kỳ cựu trong nhóm “Bản Đồ” để hỏi về việc “đổi tên” quần đảo Paracel Islands. Ông ấy đã cho tôi biết một chi tiết rất quan trọng là đối với những vùng đất “đang tranh chấp”, ít nhất là 10 năm một lần, những người phụ trách bản đồ khu vực đó sẽ liên lạc với các chính phủ liên quan để xem có gì thay đổi hay không, nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì cứ theo ấn bản cũ như trường hợp quần đảo Falkland Islands giữa Anh Quốc và Argentina. Riêng quần đảo Paracel Islands “Hoàng Sa” thì hơi đặc biệt vì từ hơn một năm trước, nhóm của ông ta cũng gởi thư xin “xác định” tới cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, nhưng họ không hề nhận được trả lời từ Việt Nam; trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại, không những họ “khẳng định chủ quyền” trên quần đảo Paracel Islands mà còn chính thức mời một nhân viên đến tham quan cho biết thực hư. Ông ta bảo tôi: “Anh nghĩ xem, khi anh tận mắt chứng kiến từ phi trường tới hải cảng, từ các văn phòng hành chính đến chợ búa đều do Trung Quốc điều hành, và họ còn dẫn chứng giấy tờ để chứng minh họ là chủ thì anh nghĩ vùng đất đó thuộc về ai? Bây giờ muốn sửa lại, chúng ta cần có tiếng nói chính thức từ chính phủ Việt Nam!”
Đọc những dòng chữ trên, tôi thật sự sốc. Thật khó tưởng tượng nổi tại sao những người có trách nhiệm quá vô cảm trước một vấn đề trọng đại như thế! Với những quan chức vô cảm như thế này thì nguy cơ mất mát và thua thiệt ngoại bang sẽ còn dài dài trong tương lai.
Tôi ngạc nhiên không hiểu tại sao có văn hóa im lặng. Có lẽ không ai biết đích xác lí do tại sao các quan chức ta tiết kiệm lời lẽ, nhưng có thể nghĩ đến một số lí do sau đây:
Thứ nhất là vô cảm.
Nhiều quan chức trong nước chẳng quan tâm đến chủ quyền biển đảo. Tôi đã gặp quan chức cấp tỉnh thậm chí còn chẳng biết Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam! Thật ra, cũng không trách họ vì họ thiếu thông tin. Những gì báo chí đưa tin không đầy đủ, và những gì phổ biến trong Đảng thì chưa chắc là những thông tin đa chiều. Trong bối cảnh như thế, nếu một quan chức nhận một công văn từ nước ngoài về Hoàng Sa và Trường Sa, có thể họ nghĩ đó là chuyện của … Trung Quốc.
Thứ hai là ngạo mạn và khinh thường.
Nhiều quan chức Việt Nam xem người dân như cỏ rác. Thử nhìn qua các quan chức ngồi vào ghế nói chuyện với người dân thì biết. Họ chẳng thèm nhìn mặt dân. Ngôn ngữ thì quát nạt hơn là nói. Có khi còn dùng cả ngôn ngữ tay chân. Còn nhớ một ông phó bí thư (?) tát một bạt tay vào mặt bà cụ khi bà nhờ ông này mua vé. Lại có quan chức nghĩ rằng VN có luật của VN, nên bất chấp luật quốc tế. Có lẽ chính vì suy nghĩ này mà VNA phớt lờ tòa án Ý và phải lãnh đủ hậu quả.
Thứ ba là văn hóa làm thuê.
Người làm thuê chỉ nghĩ đơn giản làm cho xong việc và việc đáng với đồng lương. Một suy nghĩ rất phổ biến trong giới quan chức là trả lương đến đó thì làm việc đến đó. Họ không suy nghĩ gì ngoài chuyện cơm áo gạo tiền. Họ không cần phấn đấu (mà phấn đấu có khi lại nguy hiểm vì bị đồng nghiệp dèm pha) và chỉ làm việc như cái máy, cứ như đến hẹn lại lên. Tôi gọi đó là văn hóa làm thuê, và kẻ làm thuê thì chẳng cần quan tâm đến chuyện công chúng, vì đối với họ đất nước này ai quản lí chẳng thành vấn đề; vấn đề là có cơm ăn áo mặt cái đã. Đối với những quan chức loại này thì không mong gì họ có lòng với quê cha đất tổ và sự im lặng của họ hoàn toàn có thể hiểu được.
Thứ tư là do sợ trách nhiệm.
Trong bối cảnh chức vụ đi đôi đặc quyền và đặc lợi, thì có thể hiểu được các quan chức cần bảo vệ chức vụ của mình. Một cách an toàn là không phát biểu gì đụng chạm, hay tốt hơn nữa là … im lặng. Đó là chưa kể tình trạng chồng chéo về trách nhiệm và quyền lực. Một cơ quan có thủ trưởng nhưng cũng có bí thư. Nếu hai người này là một thì thủ tục còn tin giản, nhưng nếu là hai người khác nhau thì có khi cũng phiền phức. Nếu một quan chức muốn phát biểu họ phải xin phép cấp trên, và cấp trên lại xin phép cấp trên, cấp trên xin phép Đảng ủy, và cứ như thế chẳng ai dám nói gì.
Thứ năm là đá bóng.
Nhìn qua cách hành xử của các cơ quan công quyền, họ có xu hướng “đá bóng”. Người này tìm cách biện minh không nằm trong quyền hạn hay trách nhiệm của mình, rồi đề nghị qua người khác; người khác cũng có lí do để nói không thuộc trách nhiệm của mình. Nhất là vấn đề liên quan với nước ngoài, người ta càng dè dặt, dè dặt đến nổi cuối cùng chẳng ai có động thái gì.
Lại có một loại quan chức nghĩ chuyện quốc gia đại sự là chuyện của lãnh đạo, để cho lãnh đạo giải quyết. Còn lãnh đạo thì nghĩ đó là chuyện của lãnh đạo cấp cao hơn. Cuối cùng thì chẳng có ai hành động. Thay vì hành động thực tế thì Việt Nam có những đề nghị và chỉ thị (rất nhiều chỉ thị). Mà khi đã có hàng tá đề nghị lên và chỉ thị xuống thì sự việc coi như “đã rồi”, chẳng còn cứu vãn được tình thế.
Thứ sáu là vấn đề tiếng Anh.
Phải ghi nhận rằng các quan chức rất kém tiếng Anh. Do đó, đứng trước một văn bản tiếng Anh, họ không hiểu, hoặc hiểu nhưng không tốt lắm, và ngay cả hiểu nhưng không biết cách soạn thảo một văn thư trả lời. Ngay cả quan chức Bộ Ngoại giao cũng hạn chế tiếng Anh thì khó trách các bộ và ngành khác. Từ hạn chế về tiếng Anh dẫn đến thiếu tự tin, và hệ quả là … im lặng.
Dù là vô cảm, ngạo mạn, vô trách nhiệm, đá bóng, hay tiếng Anh (hay bất kể lí do gì) thì văn hóa im lặng đáng sợ là không thể chấp nhận được. Ngày nào cái văn hóa đó còn tồn tại thì ngày đó hệ thống hành chính chưa văn minh, người dân vẫn còn khổ, và chủ quyền quốc gia còn bị đe doạ. Người ta có thể cười đùa với quan chức im lặng, nhưng im lặng trước vấn đề chủ quyền tổ quốc bị xâm phạm là một sự phản bội (và người đó không xứng đáng làm người Việt) chứ không phải chuyện đùa được.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Chuyên con người và nghề nghiệp

09-09-2011
Chuyên con người và nghề nghiệp
(Bài viết từ Blog Vương Trí Nhàn)

Hai bài sau đây cùng được viết theo tinh thần phơi bày chất nghiệp dư trong con người và cuộc sống hôm nay.
Bài thứ nhất đã in trong Nhân nào quả ấy, 2004 và bài thứ hai trên TBKTSG 4-2010

Ai cũng nói buôn mà chẳng ai biết buôn

Hồi chưa có chủ trương bung ra làm ăn, nhiều người thường nhìn sự buôn bán bằng con mắt tiếc rẻ. Thấy một số người liều lĩnh làm công việc gọi là phe phẩy để rồi kiếm bộn tiền, ta nghĩ có khó gì đâu cái việc buôn ấy, ai buôn mà chẳng được. Có biết đâu vài năm sau, mới thấy việc không dễ nhằn: lừa lọc móc ngoặc đánh quả... là một việc, còn buôn bán theo đúng nghĩa của nó lại khác hẳn.
Một mặt, cái gọi là tư duy con buôn đang xâm nhập vào mọi hoạt động. Trong công việc nghiên cứu khoa học. Trong dạy và học. Trong mối quan hệ giữa người và người, kể cả trong tình yêu, tình bạn. Mặt khác, chính cái việc buôn bán với nghĩa thực của nó, tức phân phối và lưu thông hàng hoá, việc ấy thì lại không mấy ai biết làm cho giỏi. Và đi ra buôn bán với thiên hạ thì người mình thật sự là còn đang rất ngô ngọng.

Quan chức càng không có nghề
Một công việc khác tưởng ai cũng có thể làm được do đó không có người làm giỏi là việc phụ trách quản lý, nói nôm na là việc làm quan. Ở đây cũng có tình trạng tương tự như buôn bán. Tức là ai cũng thích làm, cũng tưởng mình thừa sức làm, trong khi chẳng mấy ai gọi là có nghề trong việc làm quan cả. Chỉ giỏi bảo nhau làm đại đi, còn như giá có ai hỏi làm như thế nào thì chưa chắc đã biết.
Mà không có nghề ở đây thì vừa làm khổ mình, vừa làm khổ người khác, cả cấp trên lẫn cấp dưới.

Nghề càng tưởng dễ thì càng khó
Chuyện thời sự ở nông thôn hiện nay là đi xuất khẩu lao động. Một người bạn tôi có vợ làm phiên dịch cho một công ty Đài Loan kể :
--Chính tuyển người đi phục vụ trong các gia đình lại khó nhất.
Nghe mà thấy bất ngờ. Cũng tương tự như tôi đã bất ngờ khi nghe nói rằng một số tỉnh bắt đầu cử bà con nông dân đi các nước học nghề. Thì ra cũng như nhiểu người, mình hay chủ quan mà nghĩ rằng những việc như làm ruộng hoặc trông nom nhà cửa thì bất cứ ai cũng làm được. Trong khi ấy thì trong xã hội hiện đại, cái gì người ta cũng đưa lên thành bài bản và coi là nghề phải học. Mà dân mình thì rất ngại học.


Học xong chả biết làm gì
Ta thường hay nói môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn mà một trong những lý do tạo nên sự hấp dẫn đó là vì người mình thông minh chịu khó, lại khéo léo, và có văn hoá, dễ tiếp nhận kỹ thuật nước ngoài. Nhưng bản tin của VTV1 sáng 10-3 -2003 đưa tin : Chỉ có 4% người Việt ra nước ngoài ( xuất khẩu lao động ) có tay nghề với nghĩa nghiêm chỉnh.
Cái sự thiếu người có nghề thật ra đâu phải chỉ đến ngày đưa người đi lao động nước ngoài mới biết. Mà lâu nay, mỗi năm hè tới, cả xã hội gần như rung động vì các kỳ thi đại học, thì lại là một dịp nhiều người chép miệng : thi cử căng thẳng nhưng rồi học xong chả biết làm gì. Thừa thầy thiếu thợ. Các trường gọi là đại học quá chật là vì các trường dạy nghề của ta quá yếu.

Giỏi kiếm ăn chứ không phải giỏi nghề

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

ĐỜI KHÔNG CÓ CHÚ SAM - ĐỜI MẤT VUI

ĐỜI KHÔNG CÓ CHÚ SAM - ĐỜI MẤT VUI 

(Bài được lấy từ Blog của BS Hồ Hải )

http://bshohai.blogspot.com

 

Hôm trước ngồi nói chuyện với ông già, bạn vong niên, mà tôi vẫn thường gọi là ông Trùm. Ông bảo, ông đã từng vào tham quan nhà Trắng của chú Sam - dĩ nhiên là chỉ lướt qua bên ngoài, không biết là ông nói dối hay thật - Ở tiền sảnh của nhà Trắng có chú bé hài đồng cầm cu đái vào quả địa cầu. Đó là biểu tượng mà chú Sam nhắc với thế giới còn lại rằng: Chúng mày chỉ là cái bồn cầu của tao! Câu chuyện rượu bia có chút lạc rang này là nói lên biểu trưng của tấm hình đại diện bài viết áp chót cuối năm 2010 của tôi về kinh tế vĩ mô toàn cầu, hòng giúp ai có chút điều kiện kiếm tiền tiêu tết. 

Cuối năm là những dịp mua sắm cứ ùn đến cho bất kỳ người dân nào trên quả địa cầu. Thế giới có 2 nền văn hoá trái ngược nhau, nhưng bổ sung cho nhau: Văn hoá du mục và văn hoá nông nghiệp. Hai nền văn hoá ấy tạo ra cách thức tiêu dùng ở những thời điểm khác nhau.

Văn hoá du mục luôn là văn hoá luôn đi trước, đón đầu nhờ vào sự năng động trong tư duy và hành động để đổi mới làm cho cuộc sống thích ứng với những thay đổi về xã hội học. Ngược lại, văn hoá nông nghiệp đặc thù ở tính bảo thủ và vững bền, luôn đi chậm, mà chắc để giữ nét truyền thống, nhưng lại là rào cản cho mọi tư duy đổi mới và phát triển.

Cho nên thời gian tiêu dùng của 2 vùng văn hoá cũng khác nhau. Với các nước có nền văn hoá nông nghiệp, như nước ta có những câu ca dao mà ai cũng được nghe ở thuở thiếu thời: "Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà...". Tức mùa ăn chơi là mùa sau những ngày trừ tịch tính theo mặt trăng. Trong khi đó, các nước có nền văn hoá du mục tháng ăn chơi lại là tháng cuối của một năm tính theo mặt trời, mùa giáng sinh. 

Mặt trời và mặt trăng đại diện cho 2 nền văn hoá để tính thời gian, mặc dù theo ông Albert Einstein thì, khi vạn vật di chuyển với vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian ngừng trôi. Nhưng âm dương - nước lửa - sáng tối - đàn ông đàn bà, etc... những cặp nhị nguyên cũng là đặc thù văn hoá của loài người. Thuận theo văn hoá là sống an lành, không hiểu văn hoá thì sống trong tăm tối và khó khăn.

Với nền văn hoá du mục, đặc thù của chú Sam, mùa ăn chơi là mùa Chúa giáng sinh. Chú Sam ăn chơi trước khi các nền văn hoá nông nghiệp vào cuộc ăn chơi. Và đây là thời điểm mà các con diều hâu nhỏ cần quan tâm để đầu cơ chờ thời loạn khi chú Sam trở lại quậy phá thế giới để kiếm lãi nhiều hơn nhiều lần chú kiếm lãi bằng buôn vũ khi mà lâu nay đám đông vẫn thường đổ tội cho chú Sam - vua lái súng. 

Miên man về văn hoá để đi vào mục tiêu chính bài viết kinh tế vĩ mô toàn cầu cho bà con kiếm tiền tiêu tết. Có một quy luật bất thành văn từ nhiều thập niên nay là: Khi thế giới không khủng hoảng thì giá vàng sau mùa chú Sam nghĩ đông sẽ giảm, và ngược lại. Để giải thích điều này chúng ta sẽ mổ xẻ nó trong những bình luận chi tiết sau bài viết này dành cho bạn đọc. Còn bây giờ, tôi sẽ lý giải một cách có chứng cứ để giải thích tiêu đề bài viết cho bà con ở dưới đây chỉ ở lĩnh vực vàng.

Ai đã từng đọc 2 bài về FED3 bài khủng hoảng kinh tế toàn cầu của tôi viết trước đây, và chịu khó tư duy độc lập sẽ thấy rằng có một quy luật mà thế giới phải chấp nhận: Đời không có chú Sam - Đời mất vui. Với lợi thế đồng tiền chung cho thanh khoản toàn cầu, có dự trữ vàng gấp 8 lần anh Ba Tàu, GDP hằng năm hơn 2 lần anh Ba Tàu, nhưng dân số lại chỉ chưa bằng 1/4 anh Ba tàu, etc... Trong khi đó, anh Ba Tàu, một con hổ ngủ đông đang vươn mình thức giấc trong suốt 2 thập kỷ qua với nền kinh tế mới nổi có dự trữ quốc gia xếp hàng thứ nhì sau chú Sam và là đối trọng mới sau chiến tranh lạnh của chú Sam. Chú Sam có thể làm đảo điên thế giới và làm thế giới buồn - vui - giận - hờn - tức tưởi - hạnh phúc khổ đau và ngậm bồ hoàng làm ngọt để chống chọi với những gì chú Sam giở quẻ với anh Ba Tàu.

Anh ba Tàu chịu khó nắm lấy quy luật của chú Sam trong việc tìm ra những yếu tố làm thay đổi giá vàng và những quy luật khác về văn hoá tiêu dùng, về an sinh xã hội của nước Mỹ, etc..., làm lên xuống giá để trú ngụ một niềm tin. Những năm trước, để tăng trữ lượng vàng dự trữ vào dịp chú Sam vắng nhà thì gà bươi bếp. Những dịp đó là những ngày chú Sam nghỉ ngơi ăn chơi. Hãy cứ nhìn biểu đồ vàng ở những thời điểm chú Sam ăn chơi trác táng là như im lìm mơ ngủ. Nhưng khi chú Sam trở lại làm ăn thì cả thế giới cứ lộn ruột, lộn gan lên đầu. 

Biểu đồ 1: Vàng tăng giá khi chú Sam làm việc lại sau lễ tạ ơn 2010

Hãy nhìn biểu đồ 1: Hồi đầu tháng 11 năm nay tôi có viết một bài: vàng lên, vàng xuống thấy gì? và có đưa ra một nhận định: "Chú Sam sau kỳ nghỉ Thanksgiving trở lại vàng sẽ lên giá, bà con nào nếu có tiền, nên đầu tư vào vàng để tuần sau kiếm lãi". Và nhận định đó đã đúng khi giá vàng từ 1390USD/oz khi chú Sam nghỉ Thanksgiving tăng vọt chỉ trong 3 ngày lên đến 1460USD/oz. Với 8 chỉ vàng trong 3 ngày thôi bà con có lãi đến 70USD. Kỳ ấy, anh Ba Tàu lừa nước đục thả câu lặng lẽ nhập vàng khi chú Sam làm lễ xá tôi gà Tây.

Biểu đồ 2: Diễn tiến giá vàng ngay sau khi chú Sam nghỉ Đông đón Chúa và anh ba Tàu ra quyết định tăng lãi suất ngân hàng

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

“Có 2 tỷ đồng, đầu tư vào đâu?”


“Có 2 tỷ đồng, đầu tư vào đâu?”



Tiến sĩ Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa 

Trong chuỗi hội thảo về đầu tư cho 2011 và những năm khó khăn sắp đến, câu hỏi tôi nhận nhiều nhất từ khán thính giả Việt Nam là “tôi đang có khoảng từ 1 đến 5 tỷ đồng tiền tiết kiệm. Tôi phải đầu tư vào đâu cho an toàn và hiệu quả?”
 Câu trả lời của tôi vẫn là những giải pháp bền vững sau 42 năm quan sát kinh tế thế giới. Thực ra, đây là những nguyên tắc căn bản cho sự đầu tư dài hạn, dành cho một thành phần tương đối khá giả của xã hội và nó ứng dụng vào những thời điểm cực thịnh của kinh tế toàn cầu cũng như những lúc bong bong tài sản thi nhau vỡ. Nhiều người tham dự hội thảo đã thất vọng vì tôi không đưa ra một công thức nào kỳ diệu để giúp họ chụp giựt cơ hội trong suy thoái; hay để họ biết thêm một kênh "đầu cơ" hay hơn. Họ luôn có quan niệm là đầu tư thì phải biết "đi tắt đón đầu" hay "mượn đầu heo nấu cháo".
Trước hết, tôi muốn khẳng định lại sự khác biệt giữa đầu tư và kiếm tiền. Nếu đầu tư cần một tỷ lệ hoàn trái tốt (ROI-return on investment) dựa trên mức rủi ro mà nhà đầu tư đã chấp nhận sẵn; thì việc kiếm tiền lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và địa phương, đôi khi không liên quan gì đến đầu tư. Một khế ước cung cấp lớn với một công ty đa quốc, một bắt tay với một quan chức dưới gầm bàn, một tin tức nội gián chính xác của đội lái tàu chứng khoán, một việc làm với số lương hậu hĩnh... là một ngàn lẽ một những chuyện kiếm tiền. Và theo nhiều nhà tỷ phú thế giới, tiền kiếm được nhiều và khả quan nhất là vào thời điểm cực thịnh của bong bóng hay vào những lúc đại suy thoái của nền kinh tế. Người Tàu vẫn thường ca tụng "nguy cơ", trong nguy hiểm mới thấy rõ cơ hội.
Trở lại vấn đề đầu tư: đây là một quy trình để bảo vệ tài sản của mình và hy vọng một lợi nhuận khả quan có thể được tìm thấy qua những quyết định đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro. Mức lợi hoàn trái (ROI) luôn có tỷ lệ thuận với các điều kiện rủi ro.
1.     Giáo dục:
Một tài sản mà chúng ta không thể mất được khi còn sống là tài sản trí tuệ. Tôi đã nói nhiều về Zuckerberg và ý tưởng Facebook của anh sinh viên 26 tuổi này. Chỉ với 1 ngàn đô la và 4 năm khai thác, anh đã biến ý tưởng mình thành 60 tỷ đô la. Dù không mấy người có những đột phá hay may mắn như Zuckerberg, nhưng một thống kê năm 2006 của Bộ Lao Động Mỹ cho thấy thu nhập trung bình của một người tốt nghiệp Tiến Sĩ là $89,600 và Cao Học là $62,300. Trong khi đó, thu nhập trung bình của một Cử Nhân là $52,200 và một bằng Trung Học là $32,200.Nếu tôi là chủ một gia đình trung lưu, có dư chút tiền mặt trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam, tôi sẽ theo thứ tự ưu tiên kể sau để đầu tư số tiền tiết kiệm này vào các lĩnh vực:
Tóm lại, một đầu tư vào giáo dục sẽ đem lại cho bạn, gia đình bạn, hay những người thân yêu một hoàn trái khoảng 67% mỗi năm, liên tục trong vài chục năm khi bạn có tài sản này. Không một kênh đầu tư có thể qua mặt con số ROI này trong bất cứ tình trạng kinh tế nào.
Tại Việt Nam, vì kinh tế còn dựa vào nông nghiệp và sản xuất gia công, thay vì vào dịch vụ và công nghệ cao, nên ROI có thể ít hơn. Nhưng đây là hướng đi bắt buộc của mọi nền kinh tế trong các thập kỹ tới. Ngay cả những khóa học bổ túc kéo dài chỉ vài ba tuần cũng đem lại những kết quả rất khả quan cho tài chánh cũng như công việc, nhờ có thêm kỹ năng quản lý và chuyên nghiệp chuyên sâu hơn.

2.     Công ty riêng của mình:
Theo cuốn sách nỗi danh của hai Giáo sư Stanley và Danko, có đến 74% các nhà triệu phú ở Mỹ thành công nhờ tài sản kiếm được từ công ty riêng của cá nhân; nhiều hơn tất cả mọi loại tài sản khác như địa ốc, chứng khoán hay tiền thừa kế từ gia đình.
Đầu tư vào công ty của mình để tăng cường nội lực: như gia tăng chất lượng sản phẩm, tìm kiếm công nghệ hiện đại, xây dựng thương hiệu lâu dài, tạo khách hàng trung thành, đào tạo đội ngũ nhân viên, thuê quản lý bài bản... là một đầu tư khôn ngoan nhất trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Vì khi hoạt động chậm lại, bạn sẽ có thì giờ để tái cấu trúc tổ chức và nhất là tài chánh, để có một dòng tiền vững bền hơn trong tương lai, về doanh thu cũng như lợi nhuận

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Quy Hoạch Hà Nội nhìn từ tòa nhà 70 tầng KeangNam !



Bãi đỗ máy bay trực thăng!


Ngã tư  Phạm hùng-Mễ Trì
Nhìn về phía đường Trung Kính,Trần Duy Hưng
Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia
The Manor-Nơi có Văn phòng công ty mình :-)
Khu ĐTM Nam Trung Yên

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Dự báo Kinh tế Thế Giới 2010-2012 của Robert Kyiosaki:


Dự báo Kinh tế Thế Giới 2010-2012 của Robert Kyiosaki:

Link Down tài liệu:
 
http://www.4shared.com/file/gasg8qUg/Du_Bao_Kinh_Te_2010-2012_Rober.html 

1-Thị trường Bất Động Sản Mỹ sẽ lại sụp đổ!???
2-Vàng,Bạc và Dầu vẫn là sự đầu tư an toàn trong năm 2011
3-Thị trường tiếp theo sẽ sụp đổ là TT BĐS thương mại!

Chào đón các bạn đến cuộc Khủng hoảng mới.Và đây có thể là thời điểm tuyệt vời nhất cho những người đã có sự chuẩn bị từ trước... :-) 


Hai câu chuyện "vui" về lạm phát

Hai câu chuyện về “siêu lạm phát” này được kể để làm vui cho những ai đang cảm thấy bất hạnh vì là công dân của những quốc gia có mức lạm phát lên đến 2 hay 3 con số.
Câu chuyện thứ nhất là về quá trình lạm phát của nước Đức trong Thế Chiến I.
Trong thời gian 9 năm (1914 – 1923), mức lạm phát trung bình mỗi năm là 10 lần (1000%) và kết quả là đến cuối năm 1923 thì giá cả đã tăng lên… 1 tỉ lần (9 con số 10 nhân với nhau!) Do đó, ngân hàng trung ương nước này đã phải phát hành đồng 100.000.000.000 (một trăm tỉ) mark (hình trên). Trong bài viết “A look at German inflation 1914 – 1924” đăng trong joelscoins.com Joel Anderson đã ghi chú: vào ngày 15 tháng 11 năm 1923 thì 100 tỉ mark mua được hai vại bia, và giá một ổ bánh mì là 80 tỉ mark.
 

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Bí Quyết Thành Công Của các Triệu Phú Trẻ Hàn Quốc!

Biên tập bởi Ngô Quang Hòa:



A-Song Song Tiến Hành Tích Lũy và Đầu Tư Hiệu Quả

1,Người chỉ biết làm việc suốt ngày thì không có thời gian suy nghĩ cách Làm Giàu!

2,Làm việc không phải kiếm tiền để chỉ Chi Tiêu mà để Đầu Tư!

3,Giới Trẻ đang đứng trước một xã hội hiện đại đang nghiện Tiêu Xài!

4,Triệu phú Trẻ là Nghệ Sĩ Thời Gian!
Thời Gian cực kỳ quan trọng!
Để thành Triệu Phú: Bạn cần nhiều thời gian hơn!Không phải nhiều Tiền hơn!

5,Môi trường không tạo nên con người,Môi Trường chỉ làm rõ bản chất của con người mà thôi.

B-Nợ cũng là Tài Sản

1,Không thể Giàu nếu lúc nào cũng nghĩ đến việc trả nợ!

2,Nếu chú ý quan sát Bạn sẽ nhận thấy có 2 nhóm Người:
+Người biết điều khiển đồng tiền
Và…
+Người không biết điều khiển đồng tiền.

Những ai biết điều khiển đồng tiền sẽ có cơ may trở thành Triệu Phú!

3,Chỉ nên vay nợ để thực hiện mục đích Đầu Tư!

4,Có 3 điểm cần lưu ý trong việc sử dụng nợ vay của các Triệu Phú Trẻ:

+Thứ nhất: Chỉ vay nợ để Đầu Tư vào các Dự Án chắc chắn mang lại lợi nhuận.
+Thứ Hai:   Luôn chọn vay nợ dài hạn,Nếu có thể được.
+Thứ Ba:  Luôn Vay Trong Khả Năng Trả Nợ.

C-Tiến Vốn Phải Được Bảo Toàn Bằng Mọi Giá!

Nguyên Tắc 1: Tuyệt đối không để mất vốn!
Nguyên Tắc 2: Luôn luôn giữ đúng Nguyên Tắc 1.

1,Giữ được Tiền cũng là một cách Kiếm Tiền.
2,Mất Vốn là mất tất cả.
3.Rủi Ro Sinh lợi nhuận.

D-Học Là Bước Đầu Tiên của Mọi Nhà Đầu Tư.

1,Con đường dẫn đến sự Giàu Có,độc lập về Kinh Tế nằm ở Đầu Tư!

2,Phải để mắt tới lĩnh vực Bất Động Sản.

3,Phải học gì về Bất Động Sản?

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

10 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến thị trường bất động sản Hà Nội

10 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến thị trường bất động sản Hà Nội

Đây là lần đầu tiên Thongtinduan.vn bình chọn 10 nhân vật ảnh hưởng nhất đến thị trường bất động sản Hà Nội. Tiêu chí bình chọn của chúng tôi khá đa dạng, các nhân vật được lựa chọn đến từ lãnh đạo, người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp cổ phần. Có gần 50 nhân vật được đưa vào danh sách bầu chọn, cuối cùng chúng tôi chọn ra một danh sách ngắn bao gồm 10 nhân vật. Trong danh sách, những người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước nắm cổ phần vẫn chiếm vị trí áp đảo. Họ là những doanh nghiệp xây dựng, bất động sản mà bản chất là xuất phát từ các doanh nghiệp nhà nước. Lịch sử phát triển của họ ít nhiều gắn với nhiệm vụ xây dựng hạ tầng, phát triển nhà và đô thị, như HUD, Sông Đà, Vinaconex, UDIC… Họ có vô vàn lợi thế dành cho các nhà đầu tư này nhờ vào yếu tố lịch sử cũng như việc sớm giành được quỹ đất từ nhiều năm trước.
 

Nhóm thứ hai là các nhà đầu tư tư nhân xuất thân “miền Bắc”, vốn được coi là có nhiều mối quan hệ “đặc biệt”. Đây được coi là "nhóm mới nổi" hay "nhóm đang lên", tiêu biểu cho nhóm này là lãnh đạo của những doanh nghiệp như Vincom, Nam Cường, Geleximco, Cienco 5…
Các nhân vật được chúng tôi lựa chọn là những người đứng đầu những doanh nghiệp bất động sản, xây dựng lớn nhất, có ảnh hướng nhất, và sở hữu các dự án bất động sản quy mô tại Thủ đô. Là những người có ảnh hưởng trong doanh nghiệp, có tầm nhìn, có viễn kiến, đạt được nhiều thành công cùng doanh nghiệp mà ở đó phong cách cá nhân của họ đã đặt dấu ấn đặc biệt lên quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.
1. Nguyễn Hiệp, Chủ tịch HUD



Đây được coi là vị Chủ tịch “lão làng” nhất trong ngành xây dựng, bất động sản Việt Nam. Trong giới vẫn gọi ông với biệt danh thân mật là “Hiệp HUD” bởi tên tuổi ông đã gắn liền với HUD cùng những thành công ấn tượng trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Các khu đô thị của HUD trải dài khắp mọi miền đất nước, tạo ra hàng triệu mét vuông nhà ở cho tầng lớp thu nhập trung bình với chất lượng và dịch vụ nhà ở mức rất tốt. Với trên 40 năm gắn với sự nghiệp xây dựng, bất động sản với hàng loạt dự án khu đô thị  trên khắp đất nước, ông được tôn vinh là người luôn đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển đô thị Việt Nam. Chủ tịch HUD từng nói: “Tôi không xây đô thị để phục vụ các “đại gia” mà phục vụ quảng đại quần chúng, nhân dân lao động, những người có nhu cầu thực sự về nhà ở”.
Chúng tôi đánh giá cao tính đại chúng trong các sản phẩm của HUD, triết lí kinh doanh của HUD sẽ còn mang lại lợi ích lớn lao cho người dân lao động đô thị trong nhiều thập kỷ tới.
Dự án lớn: Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Bán đảo Linh Đàm, Tây Nam Linh Đàm, Khu đô thị Việt Hưng, Khu đô thị Định Công, Khu đô thị Mỹ Đình II, Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp, Khu đô thị Văn Quán, Khu đô thị Vân Canh.
2. Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Vinaconex


Ông không phải là người đầu tiên gây dựng nên Vinaconex, một trong những thương hiệu xây dựng, bất động sản hàng đầu Việt Nam. Nhưng ông là người kế thừa xuất sắc, phát huy và đưa Vinaconex lên một tầm cao mới. Ông biết cách tạo ra một Vinaconex biết nắm bắt cơ hội trong thời kì hội nhập, linh hoạt năng động vươn lên dẫn đầu với những lợi thế sẵn có của mình. Chúng tôi đánh giá cao những bước đi mạnh mẽ của Vinaconex, đặc biệt là khi họ bắt tay với người “khổng lồ” Posco của Hàn Quốc để phát triển một khu đô thị quy mô như Splendora (Bắc An Khánh). Chúng tôi cho rằng Splendora sẽ là khu đô thị quy mô, hiện đại vào loại bậc nhất Việt Nam, đây sẽ là mốc son mới của Vinaconex.
Dự án lớn: Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Khu đô thị Splendora, Đầu tư xây dựng khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng.
3. Phạm Nhật Vượng “ông chủ” Vincom


Năm nay 43 tuổi là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2010, và cũng có thể là người giàu nhất Việt Nam hiện nay đã đưa Vincom từ một “cậu bé” lên hàng “đàn anh” trong làng bất động sản Việt Nam. Đầu những năm 2000, từ Ukraina ông trở về đầu tư tại Việt Nam, lập ra công ty kinh doanh bất động sản, khách sạn và du lịch. Biết chọn đúng mục tiêu, phân khúc, trong một thời gian ngắn Vincom đã có những bước đi chuyên nghiệp và mạnh mẽ, mang dáng dấp của một nhà phát triển bất động sản lớn hàng đầu tại Việt Nam. Vincom tập trung phát triển các “khu đất vàng” thành những sản phẩm căn hộ cao cấp, TTTM, văn phòng đẳng cấp tập trung tại các thành phố lớn.
Chúng tôi đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp, những bước đi bài bản, quan hệ mật thiết với chính quyền và nguồn vốn dồi dào của Vincom.
Dự án lớn: Tháp đôi Vincom City Towers, Vincom Park Place, Royal City, EcoCity, Tổ hợp 56 Nguyễn Chí Thanh.
4. Phan Ngọc Diệp, Chủ tịch Sudico


Gần 30 năm gắn bó với Tập đoàn Sông Đà, Chủ tịch Phan Ngọc Diệp đã dành nhiều tâm huyết cho những công trình, dự án mang tầm vĩ mô. Với tầm nhìn chiến lược xuyên suốt, với tư duy sáng tạo và linh hoạt, ông luôn là một trong những người biết đón đầu đầu tư, nắm bắt nhanh nhạy xu thế đô thị hóa tại Việt Nam, xu thế hội nhập, phát triển nói chung mở ra hướng đa ngành và bền vững cho Sudico.
Từ Sudico ông muốn góp phần phát triển tư duy bền vững trong phong cách kiến trúc đô thị, tạo ra những giá trị đích thực và những sản phẩm hoàn hảo cho người Việt.
Chúng tôi đánh giá cao việc sở hữu các quỹ đất lớn, thương hiệu mạnh, có hoạt động kinh doanh bền vững và tính ổn định cao của Sudico. Nếu thành công với KĐT Nam An Khánh, mà không cần liên kết với đối tác nước ngoài, Sudico sẽ trở thành một nhà phát triển bất động sản tầm cỡ khu vực.
Dự án lớn: Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Mỹ Đình Mễ Trì, Khu đô thị Văn La Văn Khê.