Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

ĐỜI KHÔNG CÓ CHÚ SAM - ĐỜI MẤT VUI

ĐỜI KHÔNG CÓ CHÚ SAM - ĐỜI MẤT VUI 

(Bài được lấy từ Blog của BS Hồ Hải )

http://bshohai.blogspot.com

 

Hôm trước ngồi nói chuyện với ông già, bạn vong niên, mà tôi vẫn thường gọi là ông Trùm. Ông bảo, ông đã từng vào tham quan nhà Trắng của chú Sam - dĩ nhiên là chỉ lướt qua bên ngoài, không biết là ông nói dối hay thật - Ở tiền sảnh của nhà Trắng có chú bé hài đồng cầm cu đái vào quả địa cầu. Đó là biểu tượng mà chú Sam nhắc với thế giới còn lại rằng: Chúng mày chỉ là cái bồn cầu của tao! Câu chuyện rượu bia có chút lạc rang này là nói lên biểu trưng của tấm hình đại diện bài viết áp chót cuối năm 2010 của tôi về kinh tế vĩ mô toàn cầu, hòng giúp ai có chút điều kiện kiếm tiền tiêu tết. 

Cuối năm là những dịp mua sắm cứ ùn đến cho bất kỳ người dân nào trên quả địa cầu. Thế giới có 2 nền văn hoá trái ngược nhau, nhưng bổ sung cho nhau: Văn hoá du mục và văn hoá nông nghiệp. Hai nền văn hoá ấy tạo ra cách thức tiêu dùng ở những thời điểm khác nhau.

Văn hoá du mục luôn là văn hoá luôn đi trước, đón đầu nhờ vào sự năng động trong tư duy và hành động để đổi mới làm cho cuộc sống thích ứng với những thay đổi về xã hội học. Ngược lại, văn hoá nông nghiệp đặc thù ở tính bảo thủ và vững bền, luôn đi chậm, mà chắc để giữ nét truyền thống, nhưng lại là rào cản cho mọi tư duy đổi mới và phát triển.

Cho nên thời gian tiêu dùng của 2 vùng văn hoá cũng khác nhau. Với các nước có nền văn hoá nông nghiệp, như nước ta có những câu ca dao mà ai cũng được nghe ở thuở thiếu thời: "Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà...". Tức mùa ăn chơi là mùa sau những ngày trừ tịch tính theo mặt trăng. Trong khi đó, các nước có nền văn hoá du mục tháng ăn chơi lại là tháng cuối của một năm tính theo mặt trời, mùa giáng sinh. 

Mặt trời và mặt trăng đại diện cho 2 nền văn hoá để tính thời gian, mặc dù theo ông Albert Einstein thì, khi vạn vật di chuyển với vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng thì thời gian ngừng trôi. Nhưng âm dương - nước lửa - sáng tối - đàn ông đàn bà, etc... những cặp nhị nguyên cũng là đặc thù văn hoá của loài người. Thuận theo văn hoá là sống an lành, không hiểu văn hoá thì sống trong tăm tối và khó khăn.

Với nền văn hoá du mục, đặc thù của chú Sam, mùa ăn chơi là mùa Chúa giáng sinh. Chú Sam ăn chơi trước khi các nền văn hoá nông nghiệp vào cuộc ăn chơi. Và đây là thời điểm mà các con diều hâu nhỏ cần quan tâm để đầu cơ chờ thời loạn khi chú Sam trở lại quậy phá thế giới để kiếm lãi nhiều hơn nhiều lần chú kiếm lãi bằng buôn vũ khi mà lâu nay đám đông vẫn thường đổ tội cho chú Sam - vua lái súng. 

Miên man về văn hoá để đi vào mục tiêu chính bài viết kinh tế vĩ mô toàn cầu cho bà con kiếm tiền tiêu tết. Có một quy luật bất thành văn từ nhiều thập niên nay là: Khi thế giới không khủng hoảng thì giá vàng sau mùa chú Sam nghĩ đông sẽ giảm, và ngược lại. Để giải thích điều này chúng ta sẽ mổ xẻ nó trong những bình luận chi tiết sau bài viết này dành cho bạn đọc. Còn bây giờ, tôi sẽ lý giải một cách có chứng cứ để giải thích tiêu đề bài viết cho bà con ở dưới đây chỉ ở lĩnh vực vàng.

Ai đã từng đọc 2 bài về FED3 bài khủng hoảng kinh tế toàn cầu của tôi viết trước đây, và chịu khó tư duy độc lập sẽ thấy rằng có một quy luật mà thế giới phải chấp nhận: Đời không có chú Sam - Đời mất vui. Với lợi thế đồng tiền chung cho thanh khoản toàn cầu, có dự trữ vàng gấp 8 lần anh Ba Tàu, GDP hằng năm hơn 2 lần anh Ba Tàu, nhưng dân số lại chỉ chưa bằng 1/4 anh Ba tàu, etc... Trong khi đó, anh Ba Tàu, một con hổ ngủ đông đang vươn mình thức giấc trong suốt 2 thập kỷ qua với nền kinh tế mới nổi có dự trữ quốc gia xếp hàng thứ nhì sau chú Sam và là đối trọng mới sau chiến tranh lạnh của chú Sam. Chú Sam có thể làm đảo điên thế giới và làm thế giới buồn - vui - giận - hờn - tức tưởi - hạnh phúc khổ đau và ngậm bồ hoàng làm ngọt để chống chọi với những gì chú Sam giở quẻ với anh Ba Tàu.

Anh ba Tàu chịu khó nắm lấy quy luật của chú Sam trong việc tìm ra những yếu tố làm thay đổi giá vàng và những quy luật khác về văn hoá tiêu dùng, về an sinh xã hội của nước Mỹ, etc..., làm lên xuống giá để trú ngụ một niềm tin. Những năm trước, để tăng trữ lượng vàng dự trữ vào dịp chú Sam vắng nhà thì gà bươi bếp. Những dịp đó là những ngày chú Sam nghỉ ngơi ăn chơi. Hãy cứ nhìn biểu đồ vàng ở những thời điểm chú Sam ăn chơi trác táng là như im lìm mơ ngủ. Nhưng khi chú Sam trở lại làm ăn thì cả thế giới cứ lộn ruột, lộn gan lên đầu. 

Biểu đồ 1: Vàng tăng giá khi chú Sam làm việc lại sau lễ tạ ơn 2010

Hãy nhìn biểu đồ 1: Hồi đầu tháng 11 năm nay tôi có viết một bài: vàng lên, vàng xuống thấy gì? và có đưa ra một nhận định: "Chú Sam sau kỳ nghỉ Thanksgiving trở lại vàng sẽ lên giá, bà con nào nếu có tiền, nên đầu tư vào vàng để tuần sau kiếm lãi". Và nhận định đó đã đúng khi giá vàng từ 1390USD/oz khi chú Sam nghỉ Thanksgiving tăng vọt chỉ trong 3 ngày lên đến 1460USD/oz. Với 8 chỉ vàng trong 3 ngày thôi bà con có lãi đến 70USD. Kỳ ấy, anh Ba Tàu lừa nước đục thả câu lặng lẽ nhập vàng khi chú Sam làm lễ xá tôi gà Tây.

Biểu đồ 2: Diễn tiến giá vàng ngay sau khi chú Sam nghỉ Đông đón Chúa và anh ba Tàu ra quyết định tăng lãi suất ngân hàng