Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

CHUNG CƯ DẬY SÓNG!

80 Hộ dân chung cư HH1 đoàn kết với nhau đòi lại quyền quản trị hợp pháp từ công ty quản lý BĐS Constrexim!

 Toàn bộ tầng 1->tầng 15 của tòa nhà Công ty Constrexim đã trao quyền quản lý cho ban quản trị tòa nhà.
Từ ngày 1/11/2012 cư dân đã lấy được quyền sử dụng tầng hầm với sự chứng kiến của công an phường,quận và chính quyền địa phương.


Địa chỉ: Chung cư HH1-KĐTMới Yên Hòa - P.Yên Hòa - Q.Cầu Giấy - TP.Hà Nội.

Clip 1: Sức ép!



Clip 2: Sức mạnh của chính nghĩa!



Clip 3: Những nỗ lực cứu vãn cuối cùng của Constrexim.



Clip 4: Thành công vang dội!



Tổng hợp các diễn biến chính:

-Trước 1/11/2012 Bản quản trị tòa nhà đã nhận chuyển giao toàn bộ quyền quản lý từ tầng 1-tầng 15 của tòa nhà.

Tranh chấp chủ yếu là tầng hầm và 2 phòng áp mái trên tầng thượng.
Tầng hầm là miếng bánh ngon nhất-->Nên cuộc đấu tranh sẽ diễn ra khó khăn và kịch tính nhất!
E tính sơ qua lợi nhuận phải tầm 150 triệu/tháng( Phí trông Ô tô 5 chỗ là 750k, 7 chỗ hình như là 900k, xe máy là 50k,Chưa kể vé ngày xe máy của 5 tầng văn phòng).

Ngoài ra nếu Constrexim thất bại ở nhà HH1 sẽ tạo ra hiệu ướng Domino ở 3 tòa nhà khác cty này đang quản lý-->Mất đi 1 khoản lợi nhuấn khá lớn!

- 20h ngày 31/10/2012: Toàn bộ cư dân nhà HH1 chuyển toàn bộ xe máy và ô tô của mình ra khỏi tầng hầm để chuẩn bị cho cuộc chuyển giao lúc 0h00 ngày 1/11/2012
-Ban quản trị chung cư HH1 đã thuê nhà thầu quản lý mới - HTX nhà ở Thụy điển đứng ra tiếp nhận và quản lý các tài sản từ Constrexim.
(Ngay từ sáng 31/10/2012 HTX nhà ở Thụy Điển đã cử 6 bảo vệ thường xuyên túc trực quanh tòa nhà phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra!)
-Khoảng 20h30 Cty Constrexim khép cửa tầng hầm lại và bổ sung thêm khoảng 8 người lạ mặt (tính cả bảo vệ của Constrexim tổng cộng có 20 người) ngăn cản việc tiếp nhận tài sản của Ban quản trị CC.  

To be continue... 


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Ngọc Tư không đợi quà...


Thứ Ba, 23/10/2012, 05:27 (GMT+7)

TT - Má tôi cả đời sống ở nông thôn. Bà chưa từng nhận hoa hay lời chúc tụng nào vào ngày 8-3 hay 20-10. Nhưng má không buồn.



Đám ruộng má tôi coi năm nào cũng trúng mùa hơn những đám ruộng trong xóm, vốn được chăm sóc bởi những ông nông dân thứ thiệt.
Bà nhạy cảm với cây cỏ, nắng mưa, không chống chỏi thiên nhiên mà nương theo nó. Má tôi nổi tiếng coi trời giỏi, làm ruộng mà đoán định được thời tiết coi như chắc ăn một nửa mùa rồi. Bác Tám, dượng Hai, chú Sáu... ai cũng nể trọng má tôi, cũng ngóng coi má tôi rục rịch làm gì với đám lúa để học theo, chuyện gì có tay má là ngon lành cả. Má xa lạ với cái câu mà những người phụ nữ quê khác hay thở dài ở đầu môi: “cái phận đàn bà mình...”.

Chị tôi thì lấy chồng về chợ đã 28 năm. Chị chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào ngày 8-3 hay 20-10. Chị cũng không buồn. Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò. Chị giúp anh coi xưởng đồ gỗ, quản hơn hai chục nhân công, lúc rảnh còn thiết kế ra nhiều hoa văn, chi tiết khá đẹp. Đồ gỗ của xưởng anh chị vì vậy được ưa chuộng bởi tính độc đáo. Chị nói ít, không hay lườm nguýt nhưng làm gì chắc đó, nói gì chắc đó, vậy mà chuyện lớn nhỏ gì chồng cũng tham khảo, và nếu có tranh cãi cũng trên tinh thần tương kính. Chưa có việc gì mà chị phải trông chờ chồng, với cái lý do người ta hay viện đến “bởi mình là đàn bà mà...”.
Hai người phụ nữ này, tôi nghĩ, không cần ai giải phóng, bởi họ đã giải phóng mình rồi. Tôi hay thấy trên mạng những câu được cho là đầy nữ quyền, kiểu như “bạn có thể biến đàn ông thành nô lệ chỉ với chiếc xương quai xanh gợi tình”, mắc cười vì rốt cuộc chị em vẫn cứ đánh giá cao đàn ông, vẫn cứ lao tâm khổ trí làm sao để đánh gục được họ, đè đầu cưỡi cổ họ. Rốt cuộc phụ nữ luôn nói rằng mình giỏi nhưng khi ra bãi gửi xe vẫn chờ người đàn ông nào đó dắt xe ra giùm. Chờ đợi, kiểu gì thì cũng dở, dù là chờ đợi một cử chỉ ga lăng của người khác.
Tôi nghĩ rằng phụ nữ chỉ thực sự mạnh mẽ khi họ không còn ý thức cái - sự - phụ - nữ của mình nữa. Mở báo ra thấy viết về những người phụ nữ làm phụ hồ, làm cửu vạn, đạp xích lô... chúng ta hay kêu lên không thể như thế được, họ là phụ nữ mà, nhưng biết đâu người trong cuộc ấy vặn lại “sao lại không?”.
Tôi thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi. Họ làm đẹp vì chính họ chứ không vì ánh nhìn của đàn ông, để quyến rũ đàn ông; họ làm việc vì họ muốn chứ không phải chứng tỏ mình cũng mạnh mẽ. Họ trèo thang tre xóc nóc lại mái nhà, bưng bê vô đất mấy chậu cây, đóng đinh lên tường treo mấy cái ảnh... Thích gã nào thì cứ chạy đến bảo em thích anh rồi đó, anh nghĩ sao? Trong đầu họ không có khái niệm trâu và cột.
Sống được như thế thì không phải ngồi chờ được tặng quà.
Trích blog Sầu Riêng
Đây là một bài viết vừa xuất hiện trên blog có tên Sầu Riêng (của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) nhân ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ VN 20-10, hay còn gọi là Ngày phụ nữ VN. Trước đó, bài này đã xuất hiện nhân ngày 8-3 trên trang mạng Yahoo! Nhưng dù đăng lại, cái nhìn “nữ quyền” rất mạnh mẽ, độc lập và không kém phần hài hước sâu sắc của “cô Tư” vẫn nhận được vô số lời chia sẻ của cả phe nữ quyền và nam quyền.
Có người thích cô Tư viết hay, ý cũng hay nhưng cũng cho rằng: “Nam cần nữ, mà nữ cũng cần nam. Cả nam và nữ, dù là ai, khi đã đến với nhau thì dù ít dù nhiều cũng có những bổ khuyết, tương trợ nhau để cùng sống, cùng làm việc, cùng yêu thương nhau chứ nếu dựa dẫm, chờ đợi, phụ thuộc tiêu cực thì như xuồng hai mái rụng một chỉ làm mỏi mê, chán chường, thiên lệch, kiệt quệ mà thôi...”. Dù đã qua “ngày nhận quà” của chị em, câu chuyện của những người phụ nữ mạnh mẽ mà cô Tư kể vẫn có sức hút và đầy thời sự.
(CÁT KHUÊ)

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới


bởi Tuan Nguyen vào ngày 15 tháng 12 2010 lúc 16:07 ·
Con trai du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa thăm người thân. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây, người mẹ chồng phải đại khai nhãn giới.



Phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói

Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn và bận rộn  làmviệc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong lòng tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư một lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất địng Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó, tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và còn sử dụng mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên một tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng.

Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.

Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?”. Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra.

Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một đồ chơi…

Phần 2: Ăn miếng trả miếng

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tiềm Năng...

"Người lính không muốn làm nguyên soái là người lính tồi!"_Napoleon



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Giải cầu lông Siêu Sim Open Series: Đấu trường khốc liệt!

Chung kết đôi nam sẽ diễn ra vào 19h tối nay - 18/10/2012!
Cặp đôi Nam Hòa+Đạt đối đầu Cặp Hoàng+Hải!
Ai sẽ giành được chức vô địch đầu tiên trong lịch sử?
Mời các Bạn đến theo dõi và cổ vũ hai đội nhé!(^_^)

Giải cầu lông Siêu Sim Open Series:
Địa điểm: Nhà thi đấu Cầu Giấy - đường Trần Quý Kiên.
Thời gian: Tháng 10/2012 - Từ 19h-21h Hàng ngày.
Website: Http://ToiYeuCauLong.com
Thể thức thi đấu:

- Có 8 đôi nam tranh tài, được chia làm 2 bảng, mỗi bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 2 đội xuất sắc nhất vào vòng bán kết, 2 đội thắng bán kết sau 3 séc sẽ thi đấu trận chung kết.
- Có 6 đôi nam nữ tranh tài, cũng được chia làm 2 bảng, mỗi bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 2 đội xuất sắc nhất vào vòng bán kết, 2 đội thắng bán kết sau 3 séc sẽ thi đấu trận chung kết.
- Giải thưởng dự kiến cho mỗi nội dung thi đấu: Tiền mặt 500K cho đôi nhất và hiện vật, 300K cho đội nhì và hiện vật.




Phần thưởng cho Nhà Vô địch đôi nam - Giải cầu lông Siêu Sim Open Series:
1 Áo thi đấu Victor + 1 khăn mặt thể thao Victor và 1 Sim tỷ phú Beeline!





Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

MỘT SỰ LẠ!



Tôi thấy một sự lạ,
Là giao tiếp ngoài đời,
Chúng ta thường nhỏ nhẹ,
Nhã nhặn với mọi người.

Nhưng cái nhã nhặn ấy,
Vừa bước chân vào nhà,
Ta chợt quên, nói chuyện
Với người thân của ta.

Ta bực mình vô cớ,
Nhăn mặt, nói trống không
Với người ta yêu nhất.
Thường vẫn thế, lạ không?

Tương tự, các bạn trẻ
Tặng nhau rất nhiều quà,
Mà không nghĩ tới việc
Tặng quà cho người nhà.

Sao thế nhỉ? Không lẽ
Họ nghĩ: Đã người thân
Thì không phải nhỏ nhẹ,
Quà cáp càng không cần?

Nhân tiện, tôi có dịch
Một bài thơ gần đây,
Mời các bạn thử đọc,
Cũng về đề tài này.

*
Hãy nói lời nhỏ nhẹ.
Tình yêu hơn roi đòn.
Đừng để lời nói nặng
Làm hỏng việc dạy con.

Hãy nhẹ nhàng với trẻ.
Trẻ sẽ yêu ta hơn.
Những lời nói âu yếm
Xóa hết nỗi giận hờn.

Với những người có tuổi,
Hãy nói lời nhẹ, êm.
Trái tim họ đã nặng,
Đừng làm nó nặng thêm.

Hãy nói lời nhỏ nhẹ
Với cả người lỗi lầm.
Bằng lòng tốt của bạn,
Hãy thu phục nhân tâm.

Những lời nói nhỏ nhẹ,
Dịu dàng, đầy thương yêu.
Việc bé mà lợi lớn,
Lớn hơn ta tưởng nhiều.

Tác giả: Thái Bá Tân.

Chuyện tây, chuyện ta và cơ hội từ những lần thất nghiệp



bởi Tuan Nguyen vào ngày 30 tháng 11 2011 lúc 18:51 · 
Chuyện tây: 'Tạp vụ' ở Microsoft

Một anh chàng thất nghiệp nộp đơn vào vị trí tạp vụ tại Microsoft. Viên giám đốc nhân lực phỏng vấn một hồi rồi kiểm tra bằng một bài dọn dẹp sàn nhà.

"Anh được nhận", ông ta nói. "Hãy cho tôi địa chỉ e-mail của anh, tôi sẽ gửi mẫu đơn xin việc để anh điền vào rồi hẹn ngày bắt đầu làm".

"Nhưng tôi không có máy tính, cũng chẳng có e-mail", anh chàng bối rối trả lời.

"Thế thì tôi rất tiếc", viên giám đốc nói. "Anh không có e-mail nghĩa là anh không tồn tại. Và những ai không tồn tại thì không thể có công việc được".

Anh chàng ra đi trong nỗi thất vọng. Anh không biết phải làm gì với 10 đô la duy nhất trong túi. Nhưng sau đó, anh ta quyết định đến siêu thị và mua 10 cân cà chua rồi bán dạo cho từng nhà. Chưa đầy 2 tiếng sau, anh đã thu về 20 đô la. Anh tiếp tục công việc đó thêm 3 lần nữa và trở về nhà với 60 đô la.

Nhận thấy mình có thể kiếm kế mưu sinh với việc này, anh chàng trở nên chịu khó, đi rất sớm và về rất khuya. Thế là tiền của anh cứ tăng lên gấp 2, gấp 3 mỗi ngày. Chẳng mấy chốc anh đã mua được xe bán dạo, rồi xe tải và sở hữu cả đội xe bán hàng. 5 năm sau, chàng trai trở thành một trong những nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất ở nước Mỹ.

Anh bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai của gia đình và quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Anh gọi cho một đại lý bảo hiểm. Khi thỏa thuận xong, nhân viên của hãng hỏi anh địa chỉ e-mail.

"Tôi không có e-mail", anh trả lời.

"Anh không có e-mail, nghĩa là chưa xây dựng được một đế chế. Nếu có e-mail, anh thử nghĩ xem anh sẽ làm được gì nào?"

Anh chàng nghĩ một lát rồi phấn khởi nói: "Ồ, phải rồi, tôi sẽ làm được nhân viên tạp vụ ở Microsoft".

Chuyện ta: Làm quét rác phải có bằng cấp 3

Có 1 ông quét rác ở trường cấp 3. Ông già rồi, khoảng 50 tuổi. Ông đã cặm cụi quét dọn cho ngôi trường hơn 30 năm. Rồi tới 1 ngày trên có quy định, phải có bằng cấp 3 mới được quét rác.

Ông nói: "Mèng ơi, cái thời của tôi có được đi học đâu, giờ làm chi có cái bằng đây."

Hôm sau hiệu trưởng gọi ông lên phòng nói chuyện và bảo "Cháu rất tiếc. Cháu sẽ bảo kế toán thanh toán cho bác khoản lương tháng này và tháng sau."

Ông già trở về nhà, buồn bã, lôi tre ra đan rổ rồi bán ra chợ.

...

Tới 1 ngày đế chế của ông trải dài vài ba tỉnh thành. Có ông nhà báo tới phỏng vấn. Nhà báo hỏi: Thưa ông, con đường học vấn của ông có chông gai không?"

Ông già nói: "Tôi không được đi học"

Nhà báo hỏi: "Thế nếu được đi học, chắc giờ cơ ngơi của ông phải to lắm nhỉ?"

Ông già trầm tư và nói : "không, nếu được đi học thì giờ tôi đang quét rác ở cái trường kia kìa".

(St)
------
Thế đấy, đôi khi cơ hội lại đến với ta từ những lần tưởng chừng như chẳng còn gì cả. Chỉ cần ta biết cách đứng lên sau mỗi lần thất bại, chịu khó tư duy, không nản chí thì không hẳn cái mà ta không có sẽ cản trở ta, mà là bước ngoặt để ta có thêm một cơ hội mới tốt hơn