Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Một Thụy Sỹ keo kiệt trong mắt người Trung Quốc

Tinh thần tiết kiệm của họ thực sự lành mạnh, thực sự có lý trí. Một quốc gia, một dân tộc như vậy nhất định sẽ có tương lai sáng sủa.

Trong 2 nhiệm kỳ làm đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Thụy Sĩ, tổng cộng tôi đã ở đất nước này 5 năm rưỡi.
Ai cũng biết đây là quốc gia giàu nhất thế giới xét về thu nhập bình quân đầu người. Song chắc ít người biết về tính cần cù tiết kiệmcủa người Thụy Sĩ.
“Chớ nên đánh giá qua y phục”
Hồi mới đến Thụy Sĩ, tôi và bà xã có tổ chức một bữa ăn tối mời gia đình bà Monica, Chủ tịch Hội Hữu nghị với các dân tộc. Tuy mới lần đầu quen biết nhưng trong bữa tiệc bỗng nhiên bà Monica bảo tôi: “Các ngài ở chỗ này cách Hồ Lớn không xa, chắc sẽ có nhiều dịp ra bờ hồ bách bộ. Nếu trong lúc đi dạo mà có gặp người Thụy Sĩ thì xin khuyên các ngài chớ nên đánh giá họ qua y phục bên ngoài. Rất có thể, trong số những người ăn vận rất bình thường ấy lại có những vị triệu phú hoặc tỷ phú đấy ạ!”
Nghe bà Monica nói vậy, tôi có chút ngạc nhiên. Nhưng về sau qua nhiều lần tiếp xúc với người Thụy Sĩ, tôi càng hiểu sâu sắc hơn về giá trị của lời khuyên ấy. Có thể nói bà Monica đã giúp tôi chiếc chìa khóa để quan sát xã hội và tập tục của người dân Thụy Sĩ.
Hãy tưởng tượng trong các bữa tiệc ở Trung Quốc giả thử nhìn thấy các vị khách dùng bánh mỳ vét sạch như lau như li thức ăn còn lại trong đĩa, chắc hẳn chủ nhân nếu không ngất xỉu thì cũng trố mắt lè lưỡi vì ngạc nhiên. Thế nhưng ở Thụy Sĩ thì không ai lấy đó làm lạ. Chủ và khách ai nấy đều vét sạch đĩa chẳng ngượng ngùng chút nào. Nói chung thứ gì đã bày lên bàn, đã múc vào đĩa rồi thì đều phải ăn cho bằng hết. Để lại thức ăn thừa trong đĩa là bất kính đối với chủ nhân
Một hôm tôi mời ông bà M. đến thăm biệt thự gia đình tôi trọ ở Bern (thủ đô Thụy Sĩ). Chúng tôi quen nhau từ hồi tôi làm Tổng Lãnh sự tại Zurich. Ông M. là chủ một hãng ô tô ở đấy, có gia sản vào cỡ chục triệu đô-la.
Hôm ấy hai ông bà đi xe riêng tự lái đến chỗ chúng tôi. Tuy là chủ hãng xe hơi nhưng chiếc xe của họ chỉ là một chiếc Audi bình thường đã cũ, không phải loại xe xịn.
Khi xe của tôi vừa từ Đại sứ quán về tới biệt thự để chuẩn bị đón khách thì gặp xe của ông bà M. ngay tại cổng khuôn viên sứ quán. Tôi thấy họ đang vội vã thay quần áo, cởi bỏ quần áo đi đường để mặc lễ phục.
Zurich cách chỗ chúng tôi khoảng một giờ rưỡi chạy xe. Rõ ràng 2 ông bà khi đi xe thì chỉ mặc quần áo bình thường- chắc là để lái xe được thoải mái, cũng có thể là do tôn trọng chúng tôi nên họ muốn giữ cho bộ lễ phục không bị nhàu nát do ngồi xe. Nhưng cũng rất có thể là do họ tiếc rẻ không muốn mặc bộ lễ phục đắt tiền khi chưa thực sự cần tới.
Sau khi phát hiện sự việc ấy, trong suốt buổi tiếp khách, tôi rất để ý quan sát cách ăn vận của ông bà M. Thật ra những bộ lễ phục họ mặc chưa phải là loại hàng xịn, cũng không phải là loại mốt mới nhất, tuy giản dị nhưng trông vẫn trang nhã lịch sự.
Trong mấy năm ở Thụy Sĩ, tôi đã không ít lần trông thấy các vị khách nước này khi đến thăm chúng tôi thì mặc lễ phục lịch sự, nhưng khi đã cáo từ ra về là họ lập tức thay quần áo trước khi lên xe.
Trong con mắt người Trung Quốc chúng ta, việc thay quần áo trước mặt người khác chẳng ít thì nhiều cũng có chút xấu hổ. Ấy thế mà người Thụy Sĩ làm việc đó hoàn toàn tự nhiên coi như không có kiêng dè gì cả. Vị Đại sứ tiền nhiệm của tôi cũng từng để ý tới chuyện thay quần áo ấy, và khi tôi mới tới đây nhậm chức, ông đã kể lại việc này để giới thiệu cho tôi biết tác phong sinh hoạt giản dị tiết kiệm của người Thụy Sĩ, vừa kể ông vừa tấm tắc khen.
Chủ và khách đều vét sạch đĩa thức ăn
Trong những buổi chiêu đãi khách ăn uống, thực đơn chính thức của Đại sứ quán chúng tôi bao giờ cũng gồm 4 món chính và một món canh, chưa kể các món đồ nguội khai vị và đồ ngọt điểm tâm. Thực đơn ấy dịch ra tiếng nước ngoài in kín một trang giấy, thật là ê hề.
Tôi đã không ít lần nhắc nhở người đầu bếp của Sứ quán là thức ăn phải làm thật ngon nhưng số lượng nên bớt đi. Có điều lần nào đầu bếp cũng thanh minh rằng lượng thức ăn ít thì khó coi- ông này bao giờ cũng chỉ muốn giữ thể diện.
Thực đơn mời khách của người Thụy Sĩ đơn giản hơn nhiều, chỉ có mấy thứ: Món nguội, món súp, một món chính và đồ ngọt. Nếu hôm nào trên bàn có bày hai món nóng thì nhất định đó phải là trường hợp ngoại lệ. Điều thú vị là mỗi khi ăn món nguội, bao giờ cũng thấy họ bày lên bàn những lát bánh mỳ nướng để thực khách dùng bánh vét sạch thức ăn trong đĩa.
Hãy tưởng tượng trong các bữa tiệc ở Trung Quốc giả thử nhìn thấy các vị khách dùng bánh mỳ vét sạch như lau như li thức ăn còn lại trong đĩa, chắc hẳn chủ nhân nếu không ngất xỉu thì cũng trố mắt lè lưỡi vì ngạc nhiên. Thế nhưng ở Thụy Sĩ thì không ai lấy đó làm lạ. Chủ và khách ai nấy đều vét sạch đĩa chẳng ngượng ngùng chút nào. Nói chung thứ gì đã bày lên bàn, đã múc vào đĩa rồi thì đều phải ăn cho bằng hết. Để lại thức ăn thừa trong đĩa là bất kính đối với chủ nhân.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

LỄ TỐT NGHIỆP SEO LITADO 23 - HỔ THÊM CÁNH!

Internet bùng nổ, việc tìm kiếm khách hàng trên mạng để tăng doanh thu là điều phải làm của các doanh nghiệp, cá nhân hay các tập đoàn đa quốc gia. Việc đầu tiên của bạn là thiết kế một website chuyên nghiệp.
Nhưng điều đó là chưa đủ, việc tìm kiếm khách hàng trên internet  phải hội tụ nhiều yếu tố như: Đăng tin rao vặt, Forum Seeding, Email marketing.
Nói một cách thực tế, khi bạn muốn tìm kiếm một thông tin trên mạng, bạn sẽ vào Google (Google là một bộ máy tìm kiếm) để gõ từ khóa cần tìm.