Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Tư duy triệu phú (Phần 1) - Những sự việc cụ thể


(Phần 1) Yếu tố gây ảnh hưởng thứ nhất:

Những sự việc cụ thể
(Có khả năng định hình suy nghĩ của con người)

Chúng ta bị tác động rất mạnh từ những sự việc cụ thể.Khi còn nhỏ bạn đã có những ấn tượng gì về vấn đề tiền bạc,sự giàu có,và cả những người giàu có?Những ấn tượng này  có ý nghĩa vô cùng quan trọng ,bởi vì chúng sẽ bồi đắp và củng cố niềm tin của bạn.

            Josey,một học viên của tôi,là y tá phòng mổ.Thu nhập của cô rất khá nhưng cô luôn tiêu hết số tiền kiếm được.Năm lên 11 tuổi,lần đầu tiên Josey chứng kiến cảnh ba mẹ cô lớn tiếng cãi nhau về vấn đề chi tiêu trong gia đình.Lúc ấy cha cô quát lên rất to,gương mặt ông đỏ bừng rồi chuyển sang tái mét và ông ngã vật xuống sàn nhà và qua đời vì lên cơn đau tim.

            Thế là từ ngày ấy,trong tâm trí của Josey,tiền luôn gắn liền với sự đau khổ. Cô không muốn mình có nhiều tiền vì nó sẽ gợi lên trong cô về cái chết của cha.Ngay từ trong tiềm thức, cô luôn muốn từ bỏ hết tiền bạc để thoát khỏi nỗi đau.

            Tại khóa học, chúng tôi đã giúp Josey điều chỉnh lại kế hoạch tài chính trong tâm thức của cô. Giờ đây cô đã hoàn toàn tự do về tài chính. Cô đã chuyển sang làm công việc hoạch định tài chính, nhằm giúp đỡ mọi người thong qua việc tìm hiểu thế giới trong quá khứ của họ đã chi phối mọi mặt trong đời sống tài chính của họ như thế nào.

            Và đây là một ví dụ khác. Năm vợ tôi lên tám tuổi, có lần khi nghe tiếng chuông lanh lảnh của xe kem bên đường, cô ấy hỏi xin mẹ 25 xu. Mẹ cô ấy đáp: “Con hỏi xin ba ấy. Ba quản lý tiền mà:. Thế là vợ tôi đi hỏi xin cha. Ông đưa cô 25 xu. Cô chạy đi mua kem và vui vẻ trông thấy.

            Hết tuần này đến tuần khác, sự việc cứ thế lặp lại nhiều lần nữa. Vậy vợ tôi rút ra được điều gì về chuyện tiền bạc?

            Trước hết, đàn ông là người quản lý chuyện tiền nong trong gia đình. Thế nên khi chúng tôi kết hôn, theo bạn cô ấy sẽ trông chờ gì ở tôi? Đúng rồi: tiền.

            Thứ hai, phụ nữ không có nhiều tiền. Từ trong tiềm thức, cô ấy cho rằng mình không nhất thiết phải giữ nhiều tiền. Nếu bạn đưa 100$ thì cô ấy sẽ tiêu hết 100$.Nếu bạn đưa 1000$ thì cô ấy sẽ tiêu 1000$.

            Đề tài duy nhất khiến chúng tôi thường xuyên cãi nhau là những vấn đề lien quan đến tiền. Có lúc nó suýt làm cho cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ. Lúc đó chúng tôi chưa biết rằng nguyên nhân là do mỗi người nhìn nhận vấn đề tài chính theo một cách khác nhau. Đối với vợ tôi, tiền có nghĩa là niềm vui thích tức thời(như việc ăn kem hồi nhỏ vậy), còn tôi lớn lên với niềm tin rằng tiền bạc phải được tích lũy để làm phương tiện tạo ra tự do.

            Trong quan điêm của tôi, mỗi khi vợ tôi tiêu tiền thì đó không phải là hành động chi tiêu đơn thuần, mà là cô ấy đang làm tiêu tán chính sự tự do trong tương lai của chúng tôi. Còn đối với vợ tôi thì sao? Mỗi khi tôi ngăn không cho cô ấy tiêu tiền thì cô ấy lại cho rằng tôi đang tước đi niềm vui thích trong cuộc đời cô ấy.

            May mà chúng tôi đã học được cách thay đổi kế hoạch tài chính trong tâm thức của mình, và quan trọng hơn là đã tạo ra một kế hoạch tài chính chung phù hợp với gia đình mình.

            Các con số thống kê  đã chỉ ra rằng nguyên nhân  đổ vỡ của phần lớn các mối quan hệ chính là tiền. Lý do đằng sau những cuộc cãi vã khiến người ta chia tay nhau không phải là bản than đồng tiền, mà vì “kế hoạch tài chính trong tâm thức” của các bên không trùng khớp với nhau.Vấn đề không nằm ở chỗ bạn có bao nhiều tiền,song nếu kế hoạch tài chính trong tâm thức của  bạn không khớp với đối tác của bạn trong từng mối quan hệ nhất định thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn đấy. “Định lý” này đúng với những cặp vợ chồng đã cưới nhau, những cặp còn đang hẹn hò, và thậm chí là cả với các đối tác làm ăn. Chìa khóa ở đây là bạn phải hiểu rõ bạn cần quan tâm xử lý các kế hoạch tài chính trong tâm thức của một người nào đó, bạn hoàn toàn có thể hợp tác theo cách có lợi cho cả hai phía.

Sách: Bí quyết tư duy của những người giàu có.
Tác giả: Tim Harv Eker.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét